Khi về già, sức khỏe của bạn bị suy yếu, và những cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu có dấu hiệu “lão hóa”, trong đó có răng. Đau răng, rụng răng, sâu răng là những bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ.
Khi răng bị suy yếu hoặc mất đi, người già sẽ trở nên kém ăn, tiêu hóa kém, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người già là rất cần thiết.
Dù còn hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có. Đặc biệt, một số sang thương có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.
Dinh dưỡng hợp lý
Các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và nướu nói riêng; chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng hoặc tiết ra độc tố gây bệnh nha chu.
Phòng bệnh nha chu và sâu răng
Mảng bám vi khuẩn (là nơi tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn,…) là nguyên nhân gây bệnh; nha chu và sâu răng. Nếu không chải răng kỹ, mảng bám sẽ dày dần lên và bị vôi hóa thành vôi răng, mảng bám và vôi răng tiếp tục là nơi tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nướu.
Triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu là có vôi bám ở cổ răng, kích thích gây viêm nướu: nướu sưng, đỏ và dễ chảy máu khi ăn nhai hoặc chải răng. Nếu viêm nướu không được điều trị, dần dần các mô quanh chân răng (như nướu, xương, men gốc răng, dây chằng) đã sẽ bị phá hủy.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét