1. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng bằng bàn chải
Bàn chải là vật dụng đầu tiên không thể thiếu để làm sạch răng. Nhưng chăm sóc răng miệng khi niềng răng không chỉ cần những chiếc bàn chải thông thường mà còn phải có loại bàn chải “đặc biệt” khác. Sau đây là hướng dẫn từ nha sĩ cách chải răng trong khi đang đeo mắc cài:
Bước 1: Sử dụng bàn chải thông thường làm sạch răng, trong quá trình đeo mắc cài răng sẽ trở nên nhạy cảm vì thế bạn nên chọn bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thon.
Thực hiện làm sạch tất cả các mặt răng thật kỹ lưỡng. Thao tác chải răng đảm bảo thực hiện đúng “kỹ thuật” như khi không đeo mắc cài. Nghiêng 45 độ, hướng chải tròn đều, từ tốn, nhẹ nhàng, dùng lực vừa phải, chải đủ thời gian, không vội vàng, ẩu thả.
Những vật dụng cần thiết chăm sóc răng miệng khi niềng 1
Lựa chọn bàn chải lông mềm, có đầu thon để chải răng bước đầu
Bước 2: Sử dụng bàn chải kẽ là loại bàn chải đặc trưng nhất mà người niềng răng nào cũng cần tới. Bàn chải được thiết kế dáng lưỡi liềm, đầu tròn gắn các lông cứng xung quanh.
Đầu bàn chải lưỡi liềm có thể luồn vào trong các kẽ răng và kẽ mắc cài để làm sạch những nơi mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được.
Những vật dụng cần thiết chăm sóc răng miệng khi niềng 2
Bàn chải kẽ – vật dụng hữu ích để chăm sóc răng khi niềng
2. Chỉ nha khoa không thể thiếu trong chăm sóc răng miệng khi niềng
Sợi chỉ tơ được thiết kế nhỏ và dai có thể luồn vào các kẽ nhỏ ở mắc cài, răng, giữa răng và mắc cài để lấy đi các mảng bám mà ngay cả bàn chải kẽ cũng không làm sạch hết.
Vì thế, thay vì sử dụng tăm xỉa răng, bạn hãy lựa chọn cho mình loại chỉ nha khoa tốt nhất để việc chăm sóc răng miệng trong khi đang niềng răng được hiệu quả.
Những vật dụng cần thiết chăm sóc răng miệng khi niềng 3
Sử dụng chỉ nha khoa vừa giúp làm sạch sâu, vừa tránh chảy máu nướu
3. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn với nước súc miệng
Làm sạch răng bằng bàn chải hay chỉ nha khoa thì nguy cơ còn sót lại mảng bám và cặn bẩn vẫn cao mà chúng ta không nhìn thấy. Bạn nên ưu tiên lựa chọn loại nước súc miệng không có cồn trong quá trình đeo niềng răng. Nước súc miệng với sức mạnh riêng sẽ cuốn sạch được những vụn bẩn còn sót lại này. Bước súc miệng sẽ giúp làm sạch vòm miệng hoàn toàn triệt để.
Những vật dụng cần thiết chăm sóc răng miệng khi niềng 4
Nước súc miệng giúp làm sạch các mảng bám còn sót lại trong khoang miệng
4. Son dưỡng môi hỗ trợ chăm sóc răng miệng khi niềng
Son dưỡng không liên quan đến việc làm sạch răng, nhưng nó có nghĩa rất quan trọng đối với cảm giác của bệnh nhân trong khi đeo mắc cài trên răng. Mắc cài khi gắn trên răng sẽ khiến cho môi trở nên khô và khó chịu hơn bình thường. Khi đó, son dưỡng môi sẽ giúp làm dịu cảm giác của bạn nhanh chóng nhất.
5. Niềng răng bằng cách nào để thuận lợi cho việc chăm sóc răng miệng?
Đó là những vật dụng mà người niềng răng nào cũng phải cần đến để chăm sóc răng miệng khi niềng răng tốt hơn. Khi niềng răng tại , các bác sỹ sẽ tư vấn chi tiết nhất cho bạn về những loại vật dụng này và cho bạn biết nên dùng loại nào là tốt nhất, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng kỹ lưỡng.
Những vật dụng cần thiết chăm sóc răng miệng khi niềng 6
Công nghệ niềng răng mới nhất giúp bạn an tâm chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Đặc biệt để hỗ trợ niềng răng tốt nhất, các bác sỹ sẽ ứng dụng theo công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL hiện đại do các bác sỹ hàng đầu về chỉnh nha thuộc Bệnh viện Răng hàm mặt danh tiếng Forsyth – Hoa Kỳ sáng chế thành công với đầy đủ những ưu điểm sau đây:
icon-01-list Công nghệ giúp dịch chuyển răng đều đặn, thẳng hàng, khớp cắn hài hòa, thẩm mỹ
icon-01-list Cho hiệu quả chỉnh nha đảm bảo đúng lộ trình dự liệu của bác sỹ trong phác đồ điều trị, không xảy ra sai khác ảnh hưởng đến tiến trình di chuyển của răng
icon-01-list Công nghệ đảm bảo không đau không gây ma sát lớn, không bị bung tuột mắc cài trong khi đeo trên răng nên tiết kiệm được tối đa thời gian điều trị
icon-01-list Kỹ thuật không làm tổn hại xương hàm và răng. Cả răng và xương đều thích ứng tốt và ổn định trong cũng như sau điều trị.
Để được chuyển giao độc quyền công nghệ này từ nền nha khoa đã phát triển hơn 300 năm tại Pháp, Nha khoa đã phải trải qua không ít những kiểm định khắt khe về năng lực chuyên môn và trình độ tay nghề.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét