Do cấu trúc vùng xương hàm phức tạp như vùng xương hàm dưới có dây thần kinh số V chạy bên trong, xương hàm trên liên quan đến xoang hàm và các cấu trúc vùng xương chân bướm liên quan đến nền sọ. Bác sĩ chuyên chỉnh hình xương hàm phải được đào tạo về răng hàm mặt nhiều năm mới có thể nắm vững hết các cấu trúc giải phẫu này. Ngoài ra, việc phẫu thuật hàm hô còn ảnh hưởng đến hàm răng, gây xáo trộn khớp cắn nên chỉ có bác sĩ chuyên sâu về chỉnh hình răng hàm mặt mới hiểu rõ và làm tốt được các phẫu thuật chỉnh hình hàm hô, móm.
|
Phẫu thuật chỉnh hàm hô |
Phẫu thuật hàm hô không cần niềng răng có thể gây hại cho bệnh nhân nếu bác sĩ không nắm rõ kiến thức và quy trình thực hiện.Việc phẫu thuật chỉnh hình hàm hô, móm có thể tiến hành trước, rồi sau đó 6 tuần có thể chỉnh hình răng miệng để xếp đều các răng, ổn định khớp cắn 2 hàm tránh việc tái phát sau này.
Nhiều người gặp vấn đề về cả răng và hàm nhưng chỉ phẫu thuật hàm mà không niềng răng. Sau 2 đến 3 năm, tái phát hàm hô, móm trở lại, răng chạy lung tung, xương hàm yếu, khớp cắn không chuẩn, ăn uống khó khăn. Về lâu dài, tình trạng này khiến người bệnh bị sai khớp thái dương hàm, há ngậm miệng khó khăn, gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.
Phương pháp chữa trị hô móm
Trước hết, để chuẩn đoán đúng bệnh nhân bị hô do răng hay do xương, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng cẩn thận và phải chụp phim đo sọ Cephalometric. Từ đó, bác sĩ sẽ phân tích xem tình trạng hô, móm của bệnh nhân là do hô răng, hô vùng xương ổ răng hay hô xương nền của xương hàm trên và hàm dưới.
Trong trường hợp hô do răng, phương pháp niềng răng có thể giải quyết hầu hết các trường hợp với các mắc cài niềng răng truyền thống hay niềng răng thẩm mỹ mặt trong răng, niềng răng không mắc cài Invisalign, Clear Aligner.
Tuy nhiên, đa số các trường hợp hô vùng xương ổ răng này có thể giải quyết bằng niềng răng kết hợp neo chặn Mini Vis. Việc kéo các răng trước bằng Mini Vis thay vì bằng các răng hàm nên kết quả sau điều trị rất khả quan và các răng hàm không bị kéo ra trước, ổn định được khớp cắn và ít tái phát. Những bệnh nhân bị hô vùng xương ổ răng sau khi đươc bác sĩ tư vấn thường chọn phương pháp niềng răng kết hợp Mini Vis do độ an toàn và hiệu quả cao.Trong trường hợp hô vùng xương ổ răng, thông thường bác sĩ sẽ khuyên nên phẫu thuật chỉnh xương hàm kết hợp với niềng răng do gặp vấn đề về neo chặn của các răng hàm trong khi kéo các răng phía trước vào (biểu hiện là các răng hàm bị kéo ngược lại ra trước một phần). Kỹ thuật cắt hàm có thể là Wassmund (áp dụng từ năm 1935), Köle (áp dụng từ năm 1959) cắt phần xương phía trước đẩy vào, phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm móm hô này khá đơn giản và an toàn được sử dụng rộng rãi đến ngày hôm nay. Kỹ thuật này cần gây mê và thực hiện trong phòng mổ bệnh viện.
Phương pháp phẫu thuật hàm móm
Đối với hô xương nền xương hàm trên, tùy tình trạng có thể lựa chọn phẫu thuật cắt toàn bộ xương hàm trên Lefort I (chỉ cắt xương hàm trên), xương hàm trên có thể được đẩy ra trước trong trường hợp móm, hay ra sau trong trường hợp hô vẩu hàm trên (tuy nhiên bị giới hạn do có thể gây cản trở đường thở).Phương pháp phẫu thuật hàm hô
Phẫu thuật cắt toàn bộ xương hàm trên Lefort II (cắt xương hàm trên và một phần mũi nếu phần mũi cũng bị khiếm khuyết), đây là kỹ thuật khó chỉ có một vài bác sĩ chuyên phẫu thuật hàm mặt giỏi mới có thể thực hiện.
Đối với hô xương nền xương hàm dưới, phẫu thuật hàm móm vẩu bằng phương pháp BSSO cắt và chẻ xương hàm dưới vùng góc hàm hai bên đẩy lùi ra sau điều trị móm hay vẩu hàm dưới. Kỹ thuật phẫu thuật hàm móm bằng phương pháp này đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật hàm mặt và thực hiện dưới gây mê tại bệnh viện.
Như vậy, do tính chất phức tạp của vấn đề, việc bệnh nhân tự chuẩn đoán mình là hô răng hay hô hàm là không nên và có thể gây nguy hiểm cho chính mình. Việc đến khám và tư vấn một bác sĩ chuyên về hàm mặt, đặc biệt bác sĩ chuyên về niềng răng là cần thiết trước khi quyết định điều trị. Tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, bác sĩ chuyên khoa niềng răng sẽ thăm khám và lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân hô, móm và nếu cần thiết sẽ kết hợp với bác sĩ phẫu thuật hàm mặt tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm cho bệnh nhân. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa niềng răng sẽ phân tích phim đo sọ Cephalometric để xem nguyên nhân hô, móm là do răng hay xương, cân nhắc các quyết định điều trị cho bệnh nhân. Nếu cần phẫu thuật hàm móm hoặc hàm hô sẽ chuẩn bị các bước cần thiết trước khi làm phẫu thuật.
|
Chữa hô móm bằng phẫu thuật hàm |
Trước đây, thông thường bác sĩ sẽ niềng răng cho bệnh nhân một thời gian sẽ tiến hành phẫu thuật hàm hô móm. Sau đó, niềng thêm một thời gian để bệnh nhân đạt khớp cắn 2 hàm cho việc ăn nhai và tránh tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên, với công nghệ điều trị ảo 3D trên máy tính 3D Morpheus Hàn Quốc, việc phẫu thuật chỉnh hàm hô móm cho bệnh nhân có thể tiến hành trước.
Trước khi phẫu thuật hàm, bác sĩ niềng răng phải lấy dấu 2 hàm bệnh nhân, chụp CT, Scan 3D mẫu hàm đưa vào phần mềm 3D Morpheus để thực hiện việc điều trị mô phỏng phẫu thuật trên máy tính, cho bệnh nhân biết trước kết quả. Sau đó, bác sĩ sẽ tính toán cho việc đưa xương hàm vào trong hay ra trước bao nhiêu mm, có phù hợp với độ nhô của mũi và cằm không, có đúng với đương thẩm mỹ I line không (là đường nối giưa điểm nhô nhất của mũi và căm, phải nằm trước một hoặc 2 mm, hoặc ngang môi trên và dưới). Kết quả được in bằng máy in 3D, làm máng phẫu thuật cho bác sĩ chuyên phẫu thuật hàm mặt có máng hướng dẫn phẫu thuật đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
>> Phẫu thuật hàm hô ở đâu uy tín!!!
Sau khi phẫu thuật hàm hô móm, bệnh nhân muốn có kết quả điều trị ổn định lâu dài cũng cần niềng răng để làm đều các răng, ổn định khớp cắn và tránh các răng di chuyển, hay nghiêng vào các khoảng trống giữa các răng sau phẫu thuật. Do vậy, phẫu thuật hàm móm, hô không niềng răng có thể sẽ không cho kết quả như ý, ăn nhai tốt và ổn định.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét