Cười hở lợi tuy không phải do bệnh lý nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười rất nhiều. Cười hở lợi khiến nụ cười kém duyên, khiến ta mất tự tin trong giao tiếp. Vậy, nguyên nhân gây cuoi ho loi gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Một nụ cười được cho là đẹp cần có sự phối hợp hoàn hảo của các yếu tố răng, nướu, môi, cơ miệng, v.v…. Trong các chỉ số thẩm mỹ răng miệng thì khoảng cách lý tưởng giữa đầu nướu (phần chạm với răng) tới vành môi trên là khoảng 3mm. Nếu khoảng cách này dài hơn thì sẽ xảy ra tình trạng cười hở lợi, đây là một khuyết điểm thường gặp, đặc biệt là người ở các nước châu Á.
Nguyên nhân gây cười hở lợi:
Nguyên nhân gây cười hở lợi được chia thành các nhóm sau:
+ Nướu (mô lợi) quá dày hay nhiều do bẩm sinh hay do tác động của một số thuốc
+ Đường vành môi đẩy lên quá cao (do trường lực cơ vành môi quá lớn)
+ Xương hàm trên bị hô
+ Xương ổ răng quá dày
Cười hở lợi không phải bệnh lý nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý, sự tự tin khi giao tiếp. Người bị cười hở lợi rất “ngại cười” hay khi cười hay che tay để người khác không thấy nướu bị hở ra quá nhiều.
Các kiểu cười hở lơi:
>>
Cách hạn chế răng vẩu
Các kiểu cười hở lợi
+ Cười hở lợi nhẹ: Biểu hiện của trường hợp này là khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài của răng.
+ Cười hở lợi trung bình: Biểu hiện của trường hợp này là khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài của răng.
+ Cười hở lợi nặng: Biểu hiện của trường hợp này là khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của răng.
+ Cười hở lợi rất nặng: Biểu hiện của trường hợp này là khi cười, mô nướu hiện nhiều hơn 100% chiều dài của răng.
Hy vọng qua những chia sẽ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cười hở lợi, nếu bạn có nhu cầu điều trị hoặc cần tư vấn hãy đến nha khoa uy tín để được giải đáp những thắc mắc.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét